Đối phó với chẩn đoán bị tình trạng sức khỏe mạn tính
Nếu quý vị bị một tình trạng sức khỏe mạn tính, quý vị gặp vấn đề ở chỗ tình trạng đó có thể không biến mất theo thời gian. Bệnh tim, bệnh hen, viêm khớp và tiểu đường chỉ là một vài trong số những tình trạng mạn tính. Mặc dù tình trạng của quý vị có thể không chữa khỏi được, nhưng quý vị có thể đóng vai trò tích cực trong việc kiểm soát sức khỏe của mình.
Đối phó với chẩn đoán của quý vị
Nếu quý vị mới biết về tình trạng của mình, quý vị có thể tức giận, trầm cảm hoặc sợ hãi. Hoặc quý vị có thể cảm thấy nhẹ nhõm khi biết chẩn đoán đó là nhầm lẫn. Ngay cả khi quý vị biết về tình trạng sức khỏe của mình được một thời gian thì việc làm quen với nó có thể là khó khăn. Nhưng biết về tình trạng của mình có thể giúp quý vị đương đầu với nó. Tìm kiếm những cuốn sách cập nhật và đúng với nhu cầu của mình tại thư viện địa phương hoặc trực tuyến. Hỏi nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị về những nguồn lực trực tuyến, nơi cung cấp thông tin cập nhật, chính xác nhất. Hoặc liên hệ với một nhóm uy tín tập trung vào vấn đề cụ thể của quý vị.

Chấp nhận thay đổi
Với hầu hết mọi người, thay đổi thật khó khăn. Nhưng ngay lúc này, quý vị có thể sẽ đối diện với nhiều thay đổi. Quý vị ăn gì hay cách quý vị làm việc có thể thay đổi. Tâm trạng và thậm chí các triệu chứng của quý vị có thể thay đổi hàng ngày. Điều đó không hề dễ dàng. Nhưng học cách chấp nhận thay đổi có thể giúp quý vị cảm thấy đang kiểm soát tốt hơn.
Hãy cân nhắc yêu cầu gia đình và bạn bè đáng tin cậy của quý vị hỗ trợ. Lưu ý rằng họ có thể không biết nhiều về tình trạng của quý vị. Họ có thể cần thông tin để hiểu điều gì đang xảy ra với quý vị. Họ càng biết nhiều thì họ sẽ có thể hỗ trợ quý vị được nhiều hơn.
Kiểm soát
Cảm giác quý vị có sự kiểm soát có thể giúp cho việc sống chung với tình trạng của quý vị trở lên dễ dàng hơn. Trao đổi với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị về các lựa chọn điều trị. Quý vị càng biết nhiều thì càng chủ động trong việc chăm sóc.
Một số người bị bệnh mạn tính nặng có thể thấy hữu ích với những chiến lược đối phó sau đây:
-
Ghi lại tất cả các câu hỏi của quý vị và đặt ra cho nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe để thảo luận. Cân nhắc đưa người thân hoặc người bạn quý vị tin tưởng đến buổi hẹn khám.
-
Hỏi nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe về những bước đi cụ thể quý vị có thể thực hiện để tối ưu sức khỏe của mình.
-
Cố gắng quản lý những phần cuộc sống nằm trong sự kiểm soát của quý vị. Ví dụ, chọn ăn món ăn lành mạnh, bài tập quý vị có thể tập, dùng thuốc theo đơn, và dành ít thời gian hơn cho những người không thông cảm với quý vị.
Tiến lên phía trước
Quý vị có thể tự hỏi rằng quý vị sẽ có thể làm những việc mà quý vị đã luôn làm không. Điều này tùy thuộc vào tuổi tác và tình trạng quý vị mắc phải cũng như mục tiêu của quý vị. Để tận dụng từng ngày, hãy cố gắng xây dựng các mối quan hệ chăm sóc, năng hoạt động, giới hạn tăng cân, tránh hút thuốc và uống nhiều rượu, và ăn uống phù hợp. Cân nhắc hỏi ý kiến tư vấn nếu quý vị gặp khó khăn trong việc đối phó với chẩn đoán và cảm giác buồn phiền hoặc thất vọng tăng lên. Đôi khi việc này có thể thật khó khăn. Nhưng cũng cố gắng hết sức để duy trì khiếu hài hước.