Health Encyclopedia
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A-Z Listings

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) ở trẻ sơ sinh

GERD là viết tắt của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Quý vị cũng có thể thấy người ta gọi là chứng ợ nóng. Nó xảy ra khi thức ăn từ dạ dày chảy ngược lên (trào ngược) vào ống nối miệng với dạ dày (thực quản). Nôn trớ là tình trạng thường gặp ở trẻ. Đây được gọi là trào ngược dạ dày thực quản hay GER. Trên thực tế, hơn một nửa số trẻ bị GER trong 3 tháng đầu đời. Những trẻ bị GER thường sẽ nôn trớ sau khi được cho ăn. Chúng đôi khi có thể nôn trớ khi ho hoặc khóc. Chúng cũng có thể quấy khóc trong lúc hoặc sau khi cho ăn. Hầu hết trẻ không còn bị GER khi đạt đến khoảng 12 - 18 tháng tuổi. Khi trào ngược gây ra các triệu chứng khó chịu, chẳng hạn như tăng cân chậm hoặc tổn thương các mô ở cổ họng hoặc thực quản, đây được gọi là GERD.

Người phụ nữ đang bồng con trên vai.
Giữ cho trẻ thẳng trong một khoảng thời gian sau khi ăn để giúp phòng ngừa nôn trớ.

GERD có phải là vấn đề với con tôi?

Nếu trẻ vui vẻ và tăng cân bình thường thì hiện tượng nôn trớ có thể là GER và có thể không gây hại gì. Nhưng một số triệu chứng có thể là dấu hiệu của GERD, một vấn đề nghiêm trọng hơn. Báo cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị nếu con quý vị có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:

  • Có máu, hoặc dịch xanh hoặc vàng trong chất nôn

  • Chậm tăng cân hoặc phát triển kém

  • Tiếp tục không chịu ăn

  • Khó ăn hoặc nuốt

  • Gặp vấn đề về thở, chẳng hạn như thở khò khè, ho dai dẳng hoặc khó thở

  • Thức giấc vào ban đêm kèm ho hoặc thở khò khè

Tôi có thể giúp con tôi thấy dễ chịu hơn bằng cách nào? 

Con quý vị sẽ có thể không còn bị GER khi lớn lên. Trong thời gian chờ trẻ lớn lên, để giúp giảm GER và nôn trớ, những thay đổi sau đây có thể giúp ích:

  • Cho trẻ ăn những bữa nhỏ hơn một cách thường xuyên hơn.

  • Cho trẻ ăn ở tư thế thẳng đứng.

  • Nhẹ nhàng vỗ ợ hơi cho trẻ sau mỗi lần cho bú, hoặc sau 1 đến 2 oz của bình sữa.

  • Duy trì trẻ ở tư thế thẳng đứng trong 20 đến 30 phút sau ăn. Thực hiện điều này bằng cách bế trẻ ở tư thế thẳng đứng (ví dụ, trên vai quý vị). Không đặt trẻ vào địu hoặc ghế ngồi xe hơi.

  • Đối với trẻ bú bình, hãy hỏi chuyên gia chăm sóc sức khỏe về việc làm cho sữa mẹ hoặc sữa công thức đặc hơn.

  • Không dùng quần áo trẻ sơ sinh có cạp chật hoặc dùng bỉm chật.

  • Giữ trẻ tránh xa khói thuốc.

Không biết liệu những biện pháp này có ngăn GER tiến triển thành GERD hay không, nhưng chúng hữu ích cho cả hai tình trạng. Cũng nhớ luôn đặt con quý vị nằm ngửa để ngủ. Trẻ sơ sinh sẽ có nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) cao hơn nếu quý vị đặt trẻ nằm sấp khi ngủ.

Khi nào con tôi cần thăm khám chuyên gia chăm sóc sức khỏe? 

Nếu con quý vị có nhiều triệu chứng GERD nghiêm trọng hơn, chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc y tá của con quý vị sẽ trao đổi với quý vị để làm giảm những triệu chứng này. Ngoài những biện pháp nêu trên, nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị có thể gợi ý một số thay đổi. Những biện pháp này bao gồm thử dùng một loại sữa công thức khác. Đôi khi thuốc có thể được kê toa. Trong một số trường hợp, con quý vị có thể cần làm xét nghiệm để biết chắc về nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Có thể cần phẫu thuật ở trường hợp hiếm gặp, đặc biệt là ở những trường hợp bị GERD nặng.

© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. All rights reserved. This information is not intended as a substitute for professional medical care. Always follow your healthcare professional's instructions.
Powered by Krames by WebMD Ignite
About StayWell | Terms of Use | Privacy Policy | Disclaimer