Related Reading
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A-Z Listings

Tương tác với con sinh non của quý vị trong NICU

Trẻ sinh non được chăm sóc trong NICU (phòng chăm sóc tích cực cho trẻ sơ sinh). Nhân viên NICU có thể chăm sóc cho các nhu cầu y tế của con quý vị. Sự có mặt của quý vị cũng quan trọng không kém. Chỉ quý vị mới có thể dành cho con mình tình yêu và sự chăm sóc của người mẹ. Ban đầu quý vị có thể thấy NICU đáng sợ và bối rối. Nhưng mặc dù có những dây rợ, đường ống và máy móc thì quý vị vẫn có thể bắt đầu hình thành sự gắn kết suốt đời với con mình. Cảm giác ấm áp và kết nối tốt cho cả hai mẹ con. Cha mẹ thường có nhiều cảm xúc giống nhau khi có con bị ốm, tuy nhiên giữa họ có cách thể hiện cảm xúc khác nhau—và điều đó là bình thường. Hãy kiên nhẫn với bạn đời của mình.

Ai có thể đến NICU?

Với tư cách là cha/mẹ, gần như quý vị sẽ ở với con mình nhiều thời gian trong ngày. Trao đổi với điều dưỡng của con quý vị về thời gian quý vị có thể đến thăm. Anh/chị em, và ông bà của con quý vị có thể không được phép vào NICU. Hoặc họ có thể chỉ được vào thăm trong thời gian ngắn. Lý do là để bảo vệ con quý vị khỏi bị nhiễm trùng và quá nhiều sự kích thích.

Nắm và chạm vào trẻ

Người phụ nữ đang ngắm nhìn em bé trong lồng ấp.
Nói hoặc hát thầm cho con quý vị nghe có thể giúp trẻ trấn tĩnh.

Trẻ sinh non mới sinh có làn da mỏng và yếu ớt. Do vậy, chúng có thể không ứng phó tốt khi được chạm vào. Nhưng khi con quý vị tăng trưởng và phát triển, hành động chạm vào này có thể dễ chịu với cả quý vị lẫn con quý vị. Tùy thuộc vào tuổi thai của con quý vị, nhân viên NICU có thể gợi ý:

  • Bao bọc. Có nghĩa là quý vị đặt bàn tay và cánh tay ở một bên, cạnh con quý vị trong lúc trẻ nằm trên giường. Trẻ sinh non thích hành động này bởi nó rất giống với cảm giác trẻ nằm trong dạ con.

  • Chạm nhẹ. Vuốt ve con quý vị có thể gây ra quá nhiều kích thích. Một cái chạm nhưng không di chuyển là tốt nhất.

  • Tiếp xúc da với da (chăm sóc kiểu kangaroo). Khi con quý vị đã sẵn sàng, tiếp xúc da với da là một bước quan trọng. Đây là cơ hội để quý vị bế và ôm ấp con mình. Chỉnh áo sao cho quý vị có thể bế trẻ tiếp xúc với da trần của mình. Dùng áo hoặc chăn đắp lên trẻ để giữ ấm. Chăm sóc kiểu kangaroo có thể dễ chịu với cả quý vị và em bé của quý vị. Cách này cũng có thể giúp con quý vị hồi phục một số vấn đề sức khỏe mà trẻ sinh non gặp phải một cách tốt hơn và nhanh chóng hơn.

  • Cho bú không có giá trị dinh dưỡng (thoải mái). Những trẻ nằm trong NICU được gắn ống vào miệng và người ta dùng băng dính để dính vào mặt trẻ. Những thứ này có thể khiến chúng rất nhạy cảm với bất cứ thứ gì gần hoặc trong miệng chúng, dù đó là thức ăn hay đồ uống (không muốn ăn uống). Việc ôm và cho trẻ bú, ngay cả khi trẻ không nhận được ít sữa nào, có thể giúp trẻ vượt qua cảm giác không muốn ăn uống. Việc này cũng sẽ giúp trẻ phát triển khả năng bú sữa mẹ. Và nó sẽ giúp quý vị sản xuất nhiều sữa hơn.

  • Sự hiện diện của quý vị cạnh giường. Con quý vị biết giọng nói và mùi hương của quý vị, do vậy ở cạnh giường là rất quan trọng. Giọng nói của quý vị có thể giúp con trấn tĩnh để trẻ có thể phát triển và khỏe mạnh hơn. Ngay khi con quý vị cảm thấy tốt hơn, điều dưỡng của trẻ sẽ hướng dẫn quý vị cách đặt bàn tay lên trẻ để giúp trẻ cảm thấy an toàn. Khi con quý vị cảm thấy tốt hơn, điều dưỡng sẽ cho quý vị biết khi nào quý vị có thể giúp chăm sóc trẻ.

Tạo môi trường dễ chịu

Trẻ sinh non có thể rất nhạy cảm với tiếp xúc, âm thanh, đèn sáng, và các dạng kích thích khác. Để giữ cho con quý vị thoải mái nhất có thể:

  • Để cho con quý vị ngủ khi trẻ cần ngủ.

  • Giảm thiểu tiếng ồn và đèn sáng.

  • Cố gắng không động vào những vật trên lồng ấp, nói chuyện to hoặc đóng sầm cửa.

  • Nếu đèn có vẻ quá sáng, hãy hỏi điều dưỡng xem quý vị có thể dùng chăn để che lên phía trên lồng ấp không.

Những cách khác có thể hữu ích

  • Cá nhân hóa môi trường của con quý vị. Nhưng trước hết hãy hỏi điều dưỡng về những gì được và không được phép và những gì an toàn cho trẻ.

  • Khi con quý vị thức giấc, hãy nói chuyện hoặc hát thầm.

  • Giúp chăm sóc con quý vị theo chỉ dẫn của điều dưỡng của trẻ. Việc này có thể bao gồm thay tã, cho bú bình hoặc bú sữa mẹ, hoặc đo nhiệt độ cho trẻ. Nếu con quý vị rất ốm, nhân viên NICU có thể cần đảm trách phần nhiều những việc này. Nhưng luôn có việc gì đó mà quý vị có thể giúp.

  • Trao đổi với nhân viên NICU để xây dựng chương trình chăm sóc cho con quý vị.

  • Chia sẻ cảm nhận về tình hình của trẻ với nhân viên NICU. Khi quý vị hiểu về trẻ, quý vị có thể nhận thấy những thay đổi nhỏ mà không ai khác thấy được.

  • Cũng hãy tự chăm sóc bản thân. Nếu quý vị cảm thấy ốm, quý vị nên cho nhân viên NICU biết. Không đến thăm nếu họ cảm thấy con quý vị có thể bị nhiễm cảm lạnh hoặc các bệnh nhiễm trùng khác từ quý vị. Điều này thật khó khăn, nhưng quan trọng là con quý vị khỏe mạnh nhất có thể. Hỏi nhân viên NICU hoặc nhà cung cấp chăm sóc của quý vị về những cách khác để bảo vệ con quý vị, chẳng hạn đảm bảo con quý vị đã được tiêm vắc-xin Tdap và mũi cúm mùa.

Trẻ sinh non thể hiện bản thân như thế nào

Trẻ sinh non di chuyển ít hơn và tạo ít tiếng ồn hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Biểu hiện trên khuôn mặt cũng ít rõ hơn. Theo dõi những dấu hiệu sau và cố gắng tìm hiểu con quý vị thể hiện tâm trạng khác nhau như thế nào.

Những dấu hiệu hài lòng và thích thú:

  • Cánh tay và chân thả lỏng

  • Tỉnh táo

  • Nói thầm

  • Nhìn quanh

Các dấu hiệu căng thẳng:

  • Run, co rúm

  • Giữ cánh tay hoặc chân cứng lại

  • Đưa tay lên kèm các ngón tay duỗi ra như là dấu hiệu dừng lại

  • Cong lưng

  • Thở hổn hển, quấy khóc hoặc khóc

  • Thiếu phản hồi (im lặng)

  • Thay đổi màu sắc

  • Ọe

  • Nấc

© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. All rights reserved. This information is not intended as a substitute for professional medical care. Always follow your healthcare professional's instructions.
Powered by Krames by WebMD Ignite
About StayWell | Terms of Use | Privacy Policy | Disclaimer