Related Reading
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A-Z Listings

Khi quý vị bị viêm phổi

Quý vị đã có chẩn đoán viêm phổi. Đây là một bệnh nhiễm trùng phổi nghiêm trọng. Hầu hết các trường hợp viêm phổi là do vi khuẩn gây ra. Nhưng nó cũng có thể do:

  • Vi rút

  • Nấm

  • Vi khuẩn không điển hình như là mycoplasma

  • Hít phải một số hóa chất

Viêm phổi thường xảy ra ở người cao tuổi, trẻ nhỏ và những người có vấn đề sức khỏe mạn tính.

Chăm sóc tại nhà

  • Dùng thuốc chính xác theo chỉ dẫn. Đừng bỏ liều. Dùng kháng sinh theo chỉ dẫn cho đến khi hết thuốc, ngay cả khi quý vị bắt đầu cảm thấy đỡ hơn. Việc này sẽ ngăn ngừa viêm phổi tái phát.

  • Uống nhiều nước mỗi ngày, trừ khi có chỉ dẫn khác. Việc này có thể giúp làm lỏng và làm loãng dịch nhầy ở phổi để quý vị có thể ho ra.

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm lạnh trong phòng ngủ của quý vị. Làm sạch bộ làm ẩm mỗi ngày.

  • Không nên dùng thuốc để giảm ho trừ khi ho là ho khan, ho gây đau hoặc khiến quý vị mất ngủ. Ho ra dịch nhầy là bình thường. Việc này giúp quý vị hồi phục. Quý vị có thể sử dụng thuốc long đờm nếu chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho phép.

  • Quý vị có thể sử dụng khăn chườm ấm hoặc túi chườm nóng ở mức thấp nhất để giảm cảm giác khó chịu ở ngực. Thực hiện việc này nhiều lần trong ngày trong thời gian ngắn. Để ngăn ngừa tổn thương da, hãy cài đặt nhiệt độ ở mức ấm, mà không phải nóng. Không đặt miếng chườm hoặc miếng đệm chườm trực tiếp lên da. Đảm bảo nó được che kín hoặc bọc trong khăn. Việc này nhằm mục đích ngăn ngừa bỏng da.

  • Nghỉ ngơi nhiều cho đến khi hết sốt, hết khó thở và hết đau ngực.

  • Lên kế hoạch tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm. Cúm là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm phổi. Tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm có thể giúp ngăn ngừa cả bệnh cúm và bệnh viêm phổi.

Tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn

Trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của quý vị về việc tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn. Có hai loại vắc xin phòng viêm phổi. Quý vị có thể cần phải có cả hai loại. Viêm phổi do phế cầu khuẩn là bệnh do vi khuẩn lây lan từ người sang người. Bệnh có thể gây ra những vấn đề nhỏ, chẳng hạn như nhiễm trùng tai. Nhưng bệnh cũng có thể biến thành những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng sau đây:

  • Nhiễm trùng phổi (viêm phổi)

  • Nhiễm trùng lớp màng não và tủy sống (viêm màng não)

  • Nhiễm trùng máu (vãng khuẩn huyết)

Những người có nguy cơ cao nhất bị bệnh phế cầu khuẩn bao gồm: 

  • Trẻ em dưới 2 tuổi

  • Người lớn trên 50 tuổi

  • Những người có một số tình trạng sức khỏe nhất định

  • Người hút thuốc

Vắc xin này có thể giúp ngăn ngừa bệnh phế cầu khuẩn ở cả người lớn và trẻ em. Một số người không nên tiêm vắc xin này. Hãy chắc chắn việc hỏi ý kiến ​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe xem quý vị có nên tiêm vắc xin hay không. 

Chăm sóc khi theo dõi

Đặt lịch hẹn khám theo dõi theo chỉ dẫn.

Khi nào cần gọi cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe của quý vị

Hãy gọi ngay cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe của quý vị nếu quý vị có bất kỳ tình trạng nào sau đây:

  • Sốt từ 100.4°F ( 38°C) trở lên

  • Dịch nhầy từ phổi (đờm) có màu vàng, xanh lá cây, có máu hoặc có mùi hôi

  • Một lượng lớn đờm

  • Nôn

  • Các triệu chứng trầm trọng hơn

  • Các triệu chứng mới

Gọi 911

Gọi 911 ngay lập tức nếu quý vị có bất kỳ tình trạng nào sau đây:

  • Đau ngực

  • Khó thở

  • Môi hoặc móng tay màu xanh, tím hoặc xám

  • Cảm giác như sắp chết

  • Cảm thấy ngất xỉu hoặc chóng mặt

  • Khó nói

Online Medical Reviewer: Chris Southard RN
Online Medical Reviewer: Marianne Fraser MSN RN
Online Medical Reviewer: Sravani Chintapalli
Date Last Reviewed: 9/1/2024
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thông tin này không nhằm thay thế cho dịch vụ chăm sóc y tế mang tính chuyên môn. Cần luôn tuân theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị.
Powered by Krames by WebMD Ignite
About StayWell | Terms of Use | Privacy Policy | Disclaimer